Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Châu Đốc là vùng đất du lịch miền Tây nổi tiếng với núi sông hữu tình bao quanh, nhất là vùng núi Sam. Du khách đến đây, nhìn từ trên đỉnh núi sẽ thấy cả vùng như một bức tranh sơn thủy độc đáo nằm giữa đồng bằng xanh ngát, được tô điểm bởi mây trắng ngang trời. Thêm vào đó điểm đến du lịch nổi tiếng những công trình tôn giáo, văn hóa tôn nghiêm, là nơi linh thiêng với những tín ngưỡng tồn tại từ lâu đời, mà nổi bật nhất chính là miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Cổng chính vào miếu Bà

Việc thờ cúng Bà Chúa Xứ được xem là trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, và được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001.

Truyền thuyết về nguồn gốc miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Theo truyền thuyết kể lại, người dân tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam từ cách đây khoảng 200 năm. Ai ai cũng muốn đưa bức tượng xuống núi để thờ cúng. Tuy nhiên, hiện tượng lạ đã xảy ra khi mấy chục thanh niên cường tráng trong vùng vào khiêng tượng Bà nhưng không được.

Chỉ sau khi bà hiện lên “cô Đồng” và bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống thì mới được. Nhưng kỳ lạ hơn là khi tượng đến chân núi lại bất ngờ nặng trịch khiến người dân không thể đi nữa. Người dân trong vùng nghĩ Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã lập miếu tôn thờ ngay vị trí đó.

Cũng theo lời kể của nhiều dân địa phương thì còn có một câu chuyện khác liên quan đến ngôi miếu linh thiêng này. Truyền thuyết gắn liền với công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Truyện kể rằng khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới phía Tây, bà Châu Thị Tế là vợ ông đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ quân lính dẹp yên được giặc, giữ cho xóm làng bình yên. Sau khi thắng giặc trở về, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi để tạ ơn, đồng thời và chọn ngày 24.4 âm lịch hàng năm là ngày cúng lễ.

Các lễ vật cúng đuợc ngươì dân địac phương bán rất nhiều hai bên đường vào miếu Bà

Kiến trúc tuyệt đẹp của miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Lúc đầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được xây dựng đơn sơ bằng tre lá và nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì tựa vào phía vách núi, khu vực chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng phía trước. Sau đó, miếu Bà đã được người dân xây dựng vào năm 1870 lại bằng gạch hồ ô dước.

Đến thời kỳ hiện đài, ngôi miếu được hai kiến trúc sư danh tiếng là Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng trùng tu và xây dựng lại trong khoảng thời gian 4 năm từ 1972 đến 1976 và mang dáng vẻ như hiện nay.

Kiến trúc tuyệt đẹp của miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Nhìn tổng thể, ngôi miếu có bố cục kiểu chữ Quốc (国 ) – với hình dáng tựa như một đóa sen đang ngự giữa núi Sam. Phần mái của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam xây theo lối tam cấp ba tầng lầu, bên trên lợp ngói đại ống màu xanh. Du khách đến du lịch An Giang và ghé thăm miếu Bà luôn ấn tượng với những góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.

Hơn thế nữa, các hoa văn ở cổ lầu chánh điện cũng thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ, tôn thêm vẻ đẹp cho công trình. Ngoài ra, còn có các chi tiết trang trí khác như những tượng thần khỏe mạnh và đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo phía trên cao.

Những khung bao cùng cánh cửa đều được chạm trổ, điêu khắc lộng lẫy tinh xảo. Bên cạnh đó là rất nhiều liễn đối, hoành phi thể hiện nét vàng son lộng lẫy. Công trình còn giữ được bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện, nằm phía sau tượng Bà, gần như được giữ nguyên như cũ.

Phần lễ có những nghi lễ chính như sau:

– Lễ “Tắm Bà” (giống như lễ mộc dục ở miền Bắc): Lễ “tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24-04 âm lịch hàng năm được chuẩn bị công phu, tỉ mỉ và tiến hành trong không khí trang nghiêm. Sau khi phần Lễ Tắm Bà kết thúc…, nước tắm cho Bà còn lại sẽ đem hoà trong 2 thùng nước lớn rồi phân phát cho du khách trẩy hội.

Lễ Thỉnh sắc: Nếu lễ “tắm Bà” được tổ chức vào ngày 24 thì lễ Thỉnh Sắc cử hành vào khoảng 16h chiều ngày 25.

Lễ Túc yết: được tổ chức đúng lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch. Lễ này gồm có hai phần chính là nghi thức cúng tế và phần xây chầu. Lễ vật dâng cúng trong Lễ bao gồm: một con heo trắng, một đĩa huyết heo có kèm theo nhúm lông nhỏ. Ngoài ra, còn có một mâm trái cây, trầu cau, gạo, muối.

Lễ Chánh tế: được tổ chức vào lúc tờ mờ sáng ngày 27, nghi lễ Chánh tế cũng gần giống như nghi thức cúng Túc yết.

Lễ Hồi sắc: phần lễ cuối cùng này sẽ được cử hành vào khoảng 15h ngày 27-04. Đây là lúc đoàn hành lễ rước bài vị Thoại Ngọc Hầu và nhị vị phu nhân từ miếu trở về Sơn Lăng. Đến đây là kết thúc lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Nhanh chân đến An Giang hành hương miếu Bà để cầu bình an, tài lộc và cảm nhận trọn vẹn được vẻ đẹp tâm linh cùng ý nghĩa lịch sử của nơi này nhé.

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.