Ăn vặt ngon tại An Giang

Tháp tùng trong chuyến đi về An Giang 2 ngày 1 đêm, ngoài khám phá những điểm tham quan đẹp thì được thổ địa xinh đẹp giới thiệu nhiều món ăn vặt khá lý thú. Một điều minh luôn lên sẵn kế hoặch khi đến một vùng đất mới.

1. Ăn bánh bò Thốt Nốt “phao” trong miệng.

Với cảm giác tò mò tột độ không biết cảm giác “phao” khi ăn như thế nào qua lời giới thiệu của thổ địa. Ngay sáng hôm sau Chị hướng dẫn viên xinh đẹp đã dẫn đến quầy bánh bò tại chợ Châu Đốc để thưởng thức chuẩn vị địa phương. Và có rất nhiều loại để bạn lựa chọn, bánh bò thốt nốt cũng được làm từ nguyên liêụ chính là gạo ngon kết hợp với nguyên liệu làm nên chất riêng là đường thốt nốt được thắng với nước cốt dừa để nguội tạo cho bánh có vị ngọt không gắt và có màu vàng ươm đẹp mắt.

Ăn bánh bò Thốt Nốt "phao" trong miệng.
Bánh bò Thốt Nốt có thêm nhân nưóc cốt dừa cho nhưnxg bạn thích béo ngậy – #vacbalovadi
Ăn bánh bò Thốt Nốt "phao" trong miệng.
Bánh bò Thốt Nốt nguyên chất truyền thống
Ăn bánh bò Thốt Nốt "phao" trong miệng.
Bánh bò Thốt nốt được chế biến nhiều màu sắc từ thiên nhiên lá dứa – vacbalovadi

Giá của mỗi chiếc bánh bò thốt nốt nhỏ là 5.000đ, bánh bò thốt nốt nước dừa Tân Châu 10.000 – 50.000 VND/cái tùy kích thước.

2. Thanh nhiệt với Thốt Nốt tuơi mát lạnh

Thanh nhiệt với Thốt Nốt tuơi mát lạnh
Thốt nốt tươi món ưa thích của du khách và dân địa phuơng trong những ngày nắng nóng

Ngày nay, thốt nốt lạnh đã trở thành món giải khát phổ biến và đặc trưng của vùng Bảy Núi. Người ta cho nước thốt nốt vào lưng chừng ly, xắt mỏng phần “cơm” của trái thốt nốt rồi cho thêm nước đá. Nước thốt nốt ngọt dịu, thơm đặc trưng cùng với cơm của trái thốt nốt khiến du khách quên hết mệt nhọc đường xa.

Thanh nhiệt với Thốt Nốt tuơi mát lạnh
Nước thốt nốt được người dân đóng chai rất sạch sẽ

Có dịp đến vùng Bảy Núi, trong những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy những thanh niên dân tộc Khmer gánh nhiều ống tre sậm màu. Hãy gọi họ lại, bạn sẽ được thưởng thức vị ngon tuyệt của thứ nước đục đục ngọt thanh, thơm mát.

Thanh nhiệt với Thốt Nốt tuơi mát lạnh
Thốt nốt tươi An Giang món uống thanh nhiệt

3. Bánh tét Mini và bánh ít

Bánh tét Mini và bánh ít
Bánh Tét kích thước nhỏ vừa ăn cho một lần và bánh ít

Ngoài ra các loại bánh ngọt đặc trưng của người dân Nam bộ như bánh tét và bánh ít cũng được người dân nơi đây giới thiệu đến du khách,

4. Cốm dẹp An Giang

Cốm dẹp An Giang
Cốm dẹp được xem là món bánh cúng cầu mong mọi thứ tốt lành của người dân Khmer

Một món ăn mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Người Khmer vùng Bảy Núi, từ lâu đã gắn bò với nghề làm nông vì thế những đặc sản của người dân nơi đây làm ra cũng sản sinh từ những loại cây đã bén rễ. Và cốm dẹp là một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng đất này. Nói về nguồn gốc món cốm dẹp, không ai nhớ được món này hình thành từ lúc nào. Chỉ biết rằng, trong ký ức tuổi thơ của những người Khmer vùng Bảy Núi đều đã từng có cơ hội thưởng thức hương vị thơm ngon đặc trưng của món cốm dẹp.

Và những ngày rằm tháng 10 âm lịch, đồng bào dân tộc Khmer lại náo nức chuẩn bị cho lễ hội Ok om bok– Lễ hội cúng trăng. Nhằm tạ ơn và cầu cho mùa máng bội thu của người Khmer. Vì mặt trăng được xem là vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ bảo về mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại sự no ấm. Vào dịp diễn ra lễ hội Ok om bok mâm cỗ sẽ luôn có dĩa cốm dẹp dâng cúng và thêm vài món ăn đi cùng tuỳ theo mỗi gia đình. Và từ đó Cốm dẹp được xem là món bánh cúng cầu mong mọi thứ tốt lành và trở thành thứ lễ vật thiêng liêng hàm chứa ý nghĩa văn hóa đặc sắc của người Khmer.

Cốm dẹp An Giang
Bán dễ dàng gặp đuợc những gánh cốm dẹp khu vực gần chợ, hay khu vực đông dân cư

5. Trái Mây Gai và Me Thái

Dọc theo các tuyến đường về thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang có rất nhiều sạp hàng bày bán quả mây gai. Được biết, đây là loại quả có xuất xứ từ Thái Lan, được nhập về An Giang qua đường biên giới Campuchia.

Quả mây gai thuộc họ Dừa, loài cây mọc hoang thành bụi trong rừng, gai nhiều, thậm chí ở lá cũng có gai. Quả mây gai có hình bầu dục, hai đầu nhọn, vỏ có màu nâu đỏ, nhiều gai xù xì. Một chùm mây gai có khoảng 14 – 15 trái, lớn nhỏ xen kẽ nhau. Quả mây gai chín, bóc đi lớp vỏ, phía bên trong dần lộ ra lớp thịt màu vàng kem, cắn vào cảm giác chua chua, ngọt ngọt, rất ngon miệng. Nếu ăn đúng quả mây gai còn xanh sẽ có vị ngọt rất lạ, đúng chất với mùi vị trái cây rừng. Quả mây gai có thể ăn không hoặc chấm cùng muối ớt để vị thêm đậm đà.

Trái Mây Gai và Me Thái

Được biết, các loại me ở Châu Đốc có nguồn gốc từ Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, me Thái vẫn được người dân địa phương và du khách ưa thích hơn loại me nhập từ Campuchia. Vì Me Thái có vỏ giòn, dễ bóc, ăn ngọt không có vị chua như me bình thường. Và hai loại quả này luôn được du khách đến mua về làm quà cho gia đình và bạn bè.

6. Tung Lò Mò

Tung Lò Mò được người Việt quanh vùng Châu Đốc đọc chệch từ tiếng Chăm là “tung lamaow” nghĩa là ruột bò. Người Chăm Islam Châu Đốc kiêng cữ thịt heo nên thịt bò là món ăn ưa thích và phổ biến trong các dịp lễ theo nghi thức tôn giáo.

Tung Lò Mò được chia làm hai loại vụ, loại chua và không chua. Tung Lò Mò chua thì được người chế biến bỏ thêm cơm để tạo hèm lên men cho vị chua nhẹ trại nên mùi và vị rất riêng. Loại không chua dành thì được phần đông du khách vì khẩu vị không bị quá lạ. Nhưng mình không khuyến khích cho các bạn đang trong chế độ giảm cân nhe vì lượng mở hơi bị nhiều.

Tung Lò Mò
Tung Lò Mò được chia làm hai loại vụ, loại chua và không chua

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.