Mùa lễ hội mùa Thu năm nay mình có dịp đến với Hà Nội . Đến phố đèn lồng Phùng Hưng để trải nghiệm nét đặc sắc của lễ hội này. Một sự khác biệt khá rõ nét với nơi tôi đang sống và làm việc. Vì lễ hội được hưởng ứng khá nồng nhiệt dành cho tất cả thành viên trong gia đình. Và tạo cho tôi cảm giác nét truyền thống được giữ rất trọn vẹn.
Với những chiếc đèn lồng treo lơ lửng và được trang trí thêm nhiều màu sắc và họa tiết. Tạo nên điểm thu hút đặc sắc của lễ hội ở phố Phùng Hưng.
Mình thật bất ngờ sự hưởng ứng lễ hội rất đông và náo nhiệt như phần nào truyền thống được giữ khá vừng của người dân đất Hà Thành. Chạy dài con phố Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được biết đến là con đường bích họa. Khu phố đường tàu tấp nập khách du lịch nước ngoài và các bạn trẻ trong nước. Mùa Trung thu năm nay, tuyến phố được khoác lên mình diện mạo mới với đèn lồng được trang trí kín đường.
Khi phố lên đèn là lúc những chiếc đèn lồng trở nên lung linh. Không khí Trung thu như tràn ngập trong ánh sáng của những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, trải dài cả khu phố.
Đoạn đường treo đèn lồng nối liền với không gian chợ Đồng Xuân, Hàng Mã nên khu vực này càng thêm nhộn nhịp khi trời tối.
Và nguồn gốc của lễ hội này như thế nào? Theo Wekipedia thì
Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.
Tục rước đèn do tự đời nhà Tống, do tục truyền truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên là con gái mà đi hại người. Bây giờ có viên quan Bao Công mới sức cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem giong chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.