“French Colonial Style” ở Sài Gòn

Đến với Sài Gòn phồn hoa ngoài nét đẹp hiện đại theo sự phát triển của dòng chảy, thì đan xen trong sự thịnh vượng ấy vẫn còn đâu đó sự nổi bậc kiến trúc vang tiếng một thời French Colonial Style – Kiến trúc thuộc địa Pháp.

Với nhịp sống hối hả chúng ta thường phớt lờ sự tinh tế trong lối kiến trúc cầu kỳ của một thời. Hãy cùng mình khám phá sự duyên dáng trong hai màu đen trắng đã từng là sự phấn khởi của bao thế hệ.

Nhà Thờ Đức Bà

Tháp chuông Nhà Thờ Đức Bà
Tòa tháp chuông Nhà Thờ Đức Bà
Tượng Đuéc Mẹ Nhà Thờ Đức Bà
Tượng Đức Mẹ trước cổng chính nhà thờ

Nhà thờ Đức Bà có tên đầy đủ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngày 7/10/1877, Giám mục Isidore Colombert đã đặt những viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng nhà thờ được hoàn thành sau 3 năm (năm 1880).

Nhà thờ được xây dựng ban đầu với mục đích để phục  nghi lễ tâm linh cho lính Pháp và tầng lớp thượng lưu lúc bấy gi. Nét độc đáo nổi bậc là vật liêụ xây xây dựng bằng gạch, thủy tinh và nhiều vật liệu khác được mang trực tiếp từ Pháp. Thêm vào đó sự pha trộn giữa độc đáo sự giao thoa nền kiến trúc tân La Mã và Gothic.

Bên trong Nhà Thờ Đức Bà
Bên trong không gian làm lễ của giáo dân

Ngày nay, nhà thờ Đức Bà được xem điểm phải đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Hơn nữa, vì nằm ngay ở trung tâm của Sài Gòn, Nhà thờ thường là điểm khởi đầu lý tưởng cho một tour du lịch Sài Gòn. Hiện tại, nhà thờ trong quá trình trùng tu nên bạn đến sẽ thấy những bức tường bao xung quanh nhằm bảo vệ người đi đường.

Phía sau Nhà Thờ Đức Bà
Nhìn phía sau của Nhà Thờ Đức Bà

Bưu Điện Trung Tâm Thành Phố

Đã lỗi thời như những lá thư viết tay gửi bằng đường bưu điện, nhưng Bưu Điện Trung Tâm vẫn giữ một ý nghĩa rất lớn đối với người Sài Gòn. Đặc biệt là những bậc tiền bối trên 50 tuổi. Kiến trúc toà nhà luôn mang đến cảm hoài niệm một thời đã qua. Và một lần bản thân mình chở người thân yêu chạy qua khu vực này bỗng nghe một câu “lần đầu tiên mẹ đặt chân lên chỗ này đã hơn ba mươi năm rồi đó con” bất giác cảm giác của tôi trùng xuống và hiểu được phần nào cảm giác của thời gian và hoài niệm.

Bưu điện được người Pháp xây dựng vào năm 1860. Được thiết kế bởi Gustave Eiffel, cha đẻ của tháp Eiffel. Ngày nay, nó vẫn hoạt động bình thường như một lời nhắc nhở về những ngày mới hoạt động ở thế kỷ trước

Bưu Điện Trung Tâm Thành Phố
Cổng chính của Bưu Điện Trung Tâm

Một điểm khách du lịch và bản thân mình cũng rất hay chiêm nghiệm là hai bản đồ Sài Gòn vào năm 1972 và các đường dây điện thoại trên khắp Việt Nam vào năm 1936.

Bưu Điện Trung Tâm Thành Phố
Vị trí hai bản đồ nằm phiá trên khi bước vào sẽ gặp
  • Địa chỉ: 2 Công Xã Paris, Quận 1
  • Liên hệ: 028 3822 1677
  • Giờ mở cửa: 7:00 sáng -7: 00 tố (Thứ Hai-Thứ Sáu), 8:00 sáng-6: 00 tối (cuối tuần)

Nhà hát Thành Phố – Opera House

Nếu như bạn không biết về điạ điểm này trước mà chỉ xem hình thì bạn sẽ dễ nhầm lẫn với một nhà hát Opera ở Paris vì phong cách kiến trúc Gothic đặc trưng của nó.

Nhà hát Thành Phố - Opera House

Điểm nổi bậc tất cả các vật liệu xây dựng được vận chuyển bằng máy bay từ Pháp và được các kiến trúc sư người Pháp – Felix Olivier, Ernest Guichard và Eugene Ferretthiết xây dựng vào năm 1900.

Hệ thống âm thanh và ánh sáng chất lượng cao cung cấp cho 1800 người xem những màn trình diễn ngoạn mục, từ các vở cải lương truyền thống của Việt Nam và các chương trình trực tiếp về âm nhạc hiện đại. Hiện taị Nhà Hát có phục vụ chương trình Ả Ố Show độc đáo phục vụ khách du lịch.

Trụ Sở Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố

Trụ Sở Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố

Được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế dựa theo những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp. Trụ sở UBND TP HCM nằm trong chuỗi kiến trúc đặc sắc nổi tiếng ở Sài Gòn hiện nay.

Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên tiếng Pháp là Hôtel de ville hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tòa nhà được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn, là địa điểm làm việc của các quan chức cấp cao và diễn ra các cuộc họp của chính quyền.

Trụ Sở Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố
Khu vực tòa tháp chính của tòa nhà

Khách sạn Continental

Khách sạn được ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng người Pháp khởi xây vào năm 1878 và hoàn thành 2 năm sau đó. Trước năm 1975, khách sạn trải qua thêm 2 đời chủ mới lần lượt là Công tước De Montpensier (năm 1911), ông là ngươì người xây Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết và Mathieu Francini (năm 1930) tiếp tục kinh doanh cho đến năm, 1975.

Khách sạn Continental
Toàn diện khuôn viên của khách sạn Continental

Ngày nay, khách sạn là một trong những tòa nhà lâu đời bậc nhất của Sài Gòn. Điểm thích thú nhất của tòa nhà là trần rất cao tạo cho khách lưu trú thoáng mát. Không gian khu vườn với ánh sáng tự nhiên giữa khách sạn là một điểm cộng tuyệt vơì cho các buổi tiệc ngoài trời sang trọng.

Khuôn viên bên trong khách sạn Continental
Khuôn viên canh xanh bên trong tỉnh lặng giữa phố hội tấp nập

Nhịp sống ở Sài gòn thật hối hả theo cách riêng cuả nó, nhưng chúng ta hãy dành ít thời gian để sống chậm lại để cuộc sống đầy mầu sắc hơn. Hãy cùng mình khám phá nhiều điểm đặc sắc khác cuả thành phố tôi yêu qua link.

Chúc cả nhà một ngà dạo phố thật nhiều niềm vui và lưu lại được nhiều khoảnh khắc đẹp.

(hết phần 1)

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.