Ghé thăm cố đô của đất nước “Triệu voi” làm bạn vô cùng ngặc nhiên vì sự đẹp kì vĩ của thiên nhiên hòa huyện với sự tinh tế của kiến trúc Pháp thuộc địa “Colonio Style”. Khi bạn dạo bước quanh những khu đền linh thiêng kỳ diệu, khám phá sự quyến rũ của nền văn hóa Lào khác biệt, trải nghiệm cuộc sống mộc mạc giản dị…
1. Phương tiện vận chuyển:
Trong chuyến đi này minh bay từ Sài Gòn và không có chuyến bay thẳng phải transit ở Bangkok hoặc Hà Nội. Mình chọn bay Airasia cho giá phải chăng và thời gian lưu lại sân bay cũng ít hơn. Thời điểm mình mua tổng khứ hồi là gần 6 triệu. Mình có tìm thử thì đầu Hà Nội các bạn có thể mua giá tốt hơn tầm hơn 3 triêụ nếu lên kế hoặch xa xa tí.
1.1 Đường bộ: Qua các cửa khẩu dọc biên giới Việt – Lào (Lao Bảo, Quảng Trị; Bờ Y – Kon Tum…) và bắt xe đến Luang Prabang. Từ Hà Nội có thể mua vé xe đi Vientiane tại số 3A Nguyễn Gia Thiều, gần Đại sứ quán Lào, hoặc 35B Nguyễn Huy Tưởng hoặc bến xe Nước Ngầm. Các chuyến xe buýt sang Lào thường đi từ 8h tối hôm trước, 4h chiều hôm sau là đến Vientiane. (mình sưu tầm thêm cho các bạn có nhu cầu, mình chưa trải nghiệm đường bộ)
1.2 Đường hàng không: Bay đến Luang Prabang, sân bay Luang Prabang khá gần trung tâm thị trấn.
1.3 Khi di chuyển tại Luang Prabang: phương tiện xe tuk-tuk giúp du khách tiết kiệm nhiều nhất nếu đi theo nhóm đông người. Để giảm giá, bạn nói với lái xe tuk tuk: “Lút đạy bò” tức là Có giảm giá được không? Bạn cũng có thể thuê xe đạp dạo quanh thành phố, giá thuê khoảng 1 USD/ngày, xe đạp địa hình giá 2 – 3 USD/ngày. Đợt này mình được ở một khách sạn khá xịn nên được sử dụng xe đạp và đưa đón giữa khách sạn và trung tâm phố cổ miễn phí.
Ở Luang Prabang có đủ loại nhà nghỉ, khách sạn, resort với giá từ 10 USD/đêm trở lên, có thể ở được đông người. Bạn không khó để chọn được khách sạn nhỏ hoặc nhà nghỉ tốt.
2. Thủ tục Visa
Về mặt này thì khá đơn giản khi đến sân bay điền thông tin cá nhân vào phiếu thông tin như hình và xếp hàng vào haỉ quan là xong. Môtj điều hơn khác với các nước mình đi là khi về minh cũng phải điền cái phiếu thông tin y chamng chỉ khác “Arrival – Departure”.
3. Địa điểm tham quan ở Luang Prabang
3.1 Phố cổ xinh đẹp Luang Prabang
Một điều tuyệt vời và thú vị nhất cuả chuyến đi mình có được là đi xe đạp và thả hồn tự do ngắm phố phường. Hầu hết các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê đẹp đều tập trung xung quanh thành phố nên bạn chẳng cần bất kỳ phương tiện di chuyển cầu kỳ nào. Luang Prabang cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 425 km về phía bắc, rộng 16.875 km2.
Với các giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Cố đô đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1995 và được Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ xếp hạng là một trong mười thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở châu Á. Nơi đây làm cho bản thân mình trầm trồ bởi vẻ đẹp mộc mạc yên bình. Những tòa nhà thấp tầng với kiến trúc của Lào và Pháp thuộc địa – Colonial xen lẫn, sự trìu mền lòng nhiệt tình hiếu khách của con người nơi đây.
3. 2 Hang động Pak Ou
Một danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua khi đến Luang Prabang chính là khu hang động Pak Ou hay còn gọi là hang động Phật. Để đến được hang động, bạn phải mất một cuộc hành trình dài khoảng 25 km dọc theo sông Mekong. Hàng nghìn tượng Phật được đặt bên trong các hang động là một cảnh quan thực sự tuyệt vời.
3.3. Chợ đêm Luang Prabang
Khu chợ đêm nằm ngay con đường trung tâm. Tràn ngập các đồ lưu niệm bằng bạc, đồ truyền thống… Đây cũng là địa điểm lý tưởng để bạn có thể mua quà cho người thân và bạn bè. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm các món quà thú vị khác ở chợ Hmong. Chợ được mở vào ban ngày và có bày bán rất nhiều những bức tranh vẽ thành phố của các nghệ sĩ địa phương.
3.4. Ẩm thực Lào
Thực phẩm ở đây được đánh giá là vừa ngon vừa sạch và rẻ. Các món bánh đặc sản địa phương được bán rất nhiều trong thành phố, khá ngon và mức giá cũng phải chăng. Bên cạnh đó, cà phê Lào nổi tiếng là thức uống hảo hạng trên thế giới. Đến đây bạn hãy thử vào một quán nhỏ xinh để nhâm nhi thưởng thức nhé. Dọc theo hai bờ sông Mekong cũng có rất nhiều nhà hàng mang phong cách kết hợp giữa ẩm thực Lào và Pháp.
4.5. Núi Phou Si
Núi Phousi hay còn được gọi là đồi Chomsy. Bạn nên chinh phục hơn 300 bậc thang để ngắm hoành hhon đẹp nhất Luang Phrabang và toàn cảnh thành phố. Trên đỉnh núi có một ngôi đền thờ rất đẹp. Có hai cách để leo lên, một là đi từ các đường phố chính trong thành phố, hai là đường mòn phía sau Bảo tàng Dân tộc. Thời điểm tuyệt vời nhất để leo lên núi là buổi chiều muộn trước khi mặt trời lặn. Khoản thời gian khởi hành được khoảng tầm 3 giờ chiều để không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp.
4.6. Những ngôi chùa và đền thờ
Có hơn 30 ngôi chùa và đền thờ nằm quanh thành phố Luang Prabang. Nổi tiếng nhất là chùa Mai nằm trên trục đường chính của thành phố. Ở Luang Prabang cũng có rất nhiều các trường học cho tu sĩ trẻ. Họ được học về đồ gỗ, sơn mài và cả tiếng Anh.
Du khách thường đến Lào thường thức rất sớm từ tầm 6 giờ để trải nghiệm các sư thầy khất thực như một nét văn hoá đặc sắc khi nhắc đến Lào. Luông Pra Băng mang vẻ đẹp thanh bình và yên ả. Từ tờ mờ sáng, trên dọc tuyến đường chính của phố cổ đã có nhóm người dân xếp hàng. Trên tay họ, mỗi người cầm một chõ cơm nếp có độ to, nhỏ khác nhau và được làm chủ yếu bằng mây, tre. Họ khoác “Cà Piêng” (một tấm vải chéo qua người), thêu hoa văn rất đẹp và đi chân trần để thể hiện lòng thành kính của mình.
Và du khách muốn trải nghiệm thì dịch vụ du lịch đã có cung cấp sẵn Chõ cơm nếp và chờ cho đến khi đoàn sư khất thực đi qua. Đi đầu là các “hủa chua” (những sư tu lâu năm) và các “a chang” (sư thầy), sau đó là các tì kheo, sa di (sư trẻ). Điều đặc biệt là tất cả các nhà sư cũng đều không mang giày dép. Mỗi nhà sư khoác theo một chiếc bình nhôm, có dây đeo và có nắp đậy bằng vải. Khi đoàn sư đi đến chỗ nhóm những người dân đang quỳ gối, lần lượt từng nhà sư mở nắp chiếc bình nhôm và lần lượt từng người dân và du khách bấu một nắm cơm nếp trong chiếc chõ thả vào bình. Khi người dân cuối cùng thả nắm cơm nếp cho nhà sư cuối cùng, cả đoàn sư dừng lại, xếp thành hàng dài, đứng đối diện và bắt đầu đọc kinh cầu chúc may mắn cho những người dâng cúng giàng. Đây là một trong những truyền thống của người Lào theo đạo Phật.
Đoàn sư đi khất thực có thể chỉ toàn là các sư ở trong chùa nhưng cũng có thể là những người vào chùa tu trong một thời gian ngắn để tỏ lòng tôn kính cha, mẹ. Lễ vật ngoài xôi có thể trái cây, bánh các loại, nước lọc hoặc các thức ăn chín, để các sư độ nhật trong ngày. Không có các lễ vật sống hay thức ăn chiên xào và đặc biệt là không dâng tiền. Các nhà sư di chuyển qua tất cả các con phố một cách lặng lẽ, không ai nói chuyện với ai. Sau khi đi đủ một vòng quanh phố, các sư tập trung về chùa dùng bữa sáng. Mỗi ngày, các sư chỉ ăn một bữa duy nhất trước khi trời đứng bóng. Những vật phẩm khất thực thường được chia ra làm bốn phần: Phần nhường cho các sư đồng tu nếu họ không có hay có ít; phần dành cho người nghèo; phần dành cho những con vật sống chung như chó, mèo và phần còn lại dành cho người khất thực dùng. Người dân Lào xem việc mang đồ ăn đi cho các nhà sư mỗi sáng là một việc làm tỏ lòng tôn kính đối với đạo Phật, như một công việc mang tính tu thân tích đức.
Thường ngày đầu tháng, các sư không đi khất thực mà người dân vào chùa dâng lễ. Khất thực là một trong nhiều hình thức tu tập của người theo đạo Phật có từ khi Phật Thích Ca khai sáng. Truyền thống này giúp cho người tu hành vừa độ nhật, vừa bỏ lòng sân si, tâm kiêu căng, ngã mạn và gián tiếp tạo công đức cho người cúng dường vật phẩm.
4.7. Thác Kuang Si
Thác Kuang Si còn có tên gọi Thác Thiên Đường là một quần thể gồm 3 tháp, cách trung tâm cố đô Luang Prabang gần 30 km. Đây là điểm đến được rất nhiều khách du lịch yêu thích khi tới Luang Phrabang. Thác chính cao khoảng 60 m, thác đổ xuống tạo thành những hồ nhỏ, tương tự các bể bơi tự nhiên trong xanh. Bạn có thể thoải mái bơi lội. Trước đây, nơi này miễn phí vào cửa, nhưng sau đó đã thu tiền vé để làm kinh phí duy trì và bảo tồn. Ở đây còn có khu bảo tồn gấu với những cá thể gấu quý hiếm còn sống.