Ẩm thực Sóc Trăng mang những nét giao thoa tuyệt vời nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những món ăn ngon đặc sắc không nơi nào có được.
1. Bún nước lèo Sóc Trăng:
Món bún nước lèo luôn được các “tín đồ” ẩm thực bầu chọn vào danh sách những món ăn đặc sản miền Tây đáng thưởng thức. Không nhiều người biết rằng đây là món ăn xuất xứ từ người Khmer, trong quá trình giao thoa ẩm thực, bún nước lèo trở thành một đặc sản của người Việt và qua bàn tay khéo léo của người dân Sóc Trăng đã trở thành một đặc sản riêng.
Nguyên liệu chính để làm ra nước lèo của món bún này là con mắm được nấu trong nước sôi đến khi thịt rã ra thì lọc bỏ xương trộn cùng với nước ninh từ xương gà hoặc heo.
Là một món ăn hấp dẫn ngay từ phần nhìn nên thành phần của món ăn ắt hẳn cũng phải phong phú. Đẫm trong nước luộc thanh ngọt, là một phần cá lóc luộc gỡ hết xương, tôm tươi lột vỏ, thịt quay xắt nhỏ và bánh cóng ăn kèm.
2. Bánh cóng
Nhắc đến các loại bánh trong ẩm thực Sóc Trăng, bánh cóng chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt. Loại bánh này có nhân là hỗn hợp của tôm tươi hấp cách thủy, đậu xanh đồ chín nguyên hạt, thịt nạc xay mịn.
Bánh cóng hấp dẫn người thưởng thức nhờ vẻ ngoài bắt mắt khó cưỡng. Một chú tôm cong cong căng tròn phía trên nhân bánh mềm thơm mùi mỡ mới bỏ ra khỏi chảo chiên. Những món ăn chiên rán như bánh cóng nhất định phải đi kèm với bát nước chấm chua ngọt đủ vị để ăn bao nhiêu cũng không ngán.
3. 𝐁𝐚́𝐧𝐡 𝐮̛𝐨̛́𝐭 𝐧𝐠𝐨̣𝐭 𝐒𝐨́𝐜 𝐓𝐫𝐚̆𝐧𝐠.
Không nơi nào trên đất nước mình lại hảo ngọt như người dân ở miền Tây. Người dân miệt vườn sông nước ngọt từ lời ăn tiếng nói, từ điệu hò câu hát cho tới phong cách ẩm thực. Các món ăn ở xứ này, đi kèm một loại mặn thường có một loại ngọt. Trong đó có món Bánh Ướt ngọt được người dân Sóc Trăng chế biến theo một cách riêng, tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị đến tráng bánh nhằm đem lại món bánh ngon cho thực khách.
- Thưởng thức bánh nóng hỏi tại lò của Chế Mùi tại Khu D chợ Sóc Trăng.
4. 𝐋𝐚̂̉𝐮 𝐌𝐚̆́𝐦 𝐂𝐚̂𝐲 𝐃𝐮̛̀𝐚
Sóc Trăng là nơi cộng cư từ rất lâu đời của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Có lẽ nhờ vậy mà những món ăn đậm đà bản sắc từng dân tộc trở thành món ăn “ruột” của người địa phương. Ở Sóc Trăng, ngoài đặc sản bún nước lèo cũng được chế biến từ mắm thì lẩu mắm cũng là đặc sản được nhiều thực khách ưa thích.
Hương vị mắm cá đồng, không ăn thì nhớ, ăn rồi lại càng khó quên. Trước đây, lẩu mắm còn được gọi với một cái tên rất dân dã “mắm kho” với những loại rau đồng, cá nội, ăn no để lo mở cõi. Và giờ đây, món mắm kho dân dã ấy đã có một cái tên gọi mới ra dáng thành thị hơn, đó là “Lẩu mắm”.
“Lẩu mắm Sóc Trăng” một kiểu ẩm thực thể hiện nét văn hóa cộng đồng ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên vùng đất Sóc Trăng. Mắm cá sặc, cá linh hay cá lóc vốn là của người Việt, được kho theo kiểu bún nước lèo là sở thích của bà con Khmer, nấu trong lẩu theo cách của người Hoa.
Đến Sóc Trăng, nhà mình có thể thưởng thức món lẩu mắm tại Quán Lẩu Mắm Cây Dừa, số 203, Hùng Vương, P6, TP. Sóc Trăng… để cảm nhận được cái hương vị đậm đà và sự hấp dẫn đến kỳ lạ của món “Lẩu mắm Sóc Trăng”
- Giá cho 2 – 3 người ăn lẩu nhỏ 230k + đĩa bún (1/2kg) 17k
– Về chất lượng nồi lẩu bạn có thể chọn 4 loại cá: Cá Kèo, cá Điêu Hồng, cá Ba Sa, cá Ngác.
– Có thêm ít hải sản Tôm, Mực, Thịt,…
– Điểm cộng cho tất cả tính đồ thích rau là cộng đồng rau hơn 15 loại đã bao gồm. Mời cả nhà xem thêm video để biết thêm chi tiết.
5. Sương Sa
“Quán này bán lâu lắm rồi con” người nhà tạo thêm sự hứng khởi cho mình vì cá nhân rất “khoái chí” với cái gì có thời gian. Chạy ngay lại lân la trò chuyện thì biết “Gánh Sương Sa của Cô đã đi qua 3 thế hệ chuẩn bị được truyền cho đời thứ 4 – người con ngồi kế phụ, đến thời điểm hiện tại đã được 32 năm rồi đó con”.
Ngoài vị sương sa hạt lựu truyền thống để đáp ứng đa dạng yêu cầu của thực khách. Cô bán kèm với rau câu nước cốt dừa, rau câu lá dứa hoặc cà phê.
- Giá: 7k/ chén (bao gồm sương sa hạt lựu + 1 miếng rau câu dừa béo + 1 miếng rau câu lá dứa hoặc cà phê)
- Rau câu có bán riêng luôn 12k/ 10 miếng (như hình)
- Giữa cái nóng bỗng thấy vui vui sau khi thưởng thức một chén sương sa mát lạnh, vì đâu đó gợi lại ký ức một thời được mua cho vị sương sa như thế này.
Lưu ý nhẹ: Nếu nhà mình có dịp ghé quán Cô thì dặn để nước đường ít thôi nếu các bạn không quen vị Miền Tây.
6. Bánh ống
Bánh ống là thức quà ăn vặt có thể tìm thấy dễ dàng ở bất kì con phố nào của Sóc Trăng. Chỉ được làm từ bột gạo xay nhuyễn, lá dứa, đường và nước cốt dừa, ấy thế mà người ta vẫn cứ mê mẩn thức quà chiều này.
Bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống. Sắc xanh dịu mắt cùng chút vừng và lạc rắc lên trên, nhìn thôi cũng đã hấp dẫn quá chừng!
7. Bánh gừng tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng
Trong cộng đồng người Chăm, người dân tộc Khmer, bánh gừng là loại bánh truyền thống, tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng.
Bánh có hình dạng như củ gừng, thơm ngon giòn tan, được làm từ gạo nếp trộn với trứng gà. Hỗn hợp đó được nặn thành hình dáng giống củ gừng rồi cho vào chiên trong chảo dầu. Khi bánh chín được nhúng vào vịm đường cát đã thắng, tạo một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng, chiếc bánh trơn, láng bóng không bị cong.
Bánh gừng được làm bằng bột nếp, trứng gà, bột nang mực và nước chanh tươi, trộn đều thành một hỗn hợp rồi nặn thành những chiếc bánh có hình thù giống như củ gừng.
- Gợi ý địa điểm mua: Chợ trung tâm Sóc Trăng
- Địa chỉ: Mạc Đĩnh Chi, Phường 4, Sóc Trăng
- Hướng dẫn chỉ đường
- Giá tham khảo: 40.000đ/500gr
8. Bánh Dứa
Bánh dứa (bánh rây) một trong những món bánh truyền thống của người Khmer. Bánh có lớp vỏ ngoài bằng gạo xay rang thơm phức và phần nhân dừa kết hợp đậu phộng thơm bùi đầy hấp dẫn.
Với nguyên liệu chế biến gần gũi cùng cách làm đơn giản, bạn cũng có thể tự tay thực hiện món bánh dứa thơm ngon ngay tại nhà để chiêu đãi các thành viên thân yêu trong gia đình.