6 Ngôi nhà cổ đẹp nhất Miền Tây

Đến mới mảnh đất “Cửu Long” ngoài sự khám phá sự trù phú về nông nghiệp, sự chân thành của con người. Thì các bạn yêu thích sự hoài cổ vơí dòng kiến trúc Colonial kết hợp văn hoá và kiến trúc Đông Dương, Champa, cùng tham quan 6 ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây nhé!

1. Nhà cổ Bình Thuỷ – Cần Thơ

Đến xứ Tây Đô, ngoài trải nghiệm chợ nổi Cái Răng, dạo bộ bến Ninh Kiều… Bạn cũng không thể bỏ qua những chuyến thăm quan các ngôi nhà cổ nức tiếng cùng sự giàu có của các “đại gia” miền sông nước cách đây hơn 100 năm trước.

Nhà cổ Bình Thuỷ
Nhà cổ Bình Thuỷ

Nhà thờ họ Dương là công trình kiến trúc cổ có giá trị và được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Dù việc xây dựng chịu ảnh hưởng không nhỏ của nghệ thuật phương Tây, nơi này vẫn không bị mất nét truyền thống dân tộc.

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê
Nhà cổ Bình Thuỷ – Cần Thơ

Tọa lạc tại số 144 đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Nhà cổ Bình Thủy được gia đình họ Dương xây dựng vào năm 1870, tính đến nay cũng đã gần hơn 150 năm. Với óc mỹ thuật. của vị chủ nhân ngôi nhà là ông Dương Chấn Kỷ, 1 người rất thích tìm tòi cái mới, lạ của trào lưu Tây phương đang thịnh hành, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Nên có thể thấy, dù lâu đời nhưng ngôi nhà cổ này vẫn chưa có dấu hiệu mai một. Mang dáng dấp của một tòa nhà châu Âu nhưng bên trong lại là lối kiến trúc cổ của người Việt.

Chính sự hài hòa độc đáo đã tạo nên cho ngôi nhà cổ đẹp nức tiếng miền Tây này một nét đẹp vừa cổ kính lại vừa hiện đại. Không những nổi tiếng trong và ngoài nước vì xuất hiện nhiều trên màn ảnh nhỏ với vai trò là bối cảnh chính của hàng chục bộ phim như Những nẻo đường phù sa, Người đẹp Tây Đô, Nợ đời. Mà nhà thờ họ Dương còn được xem là công trình kiến trúc cổ có giá trị đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia.

Phong cảnh bên trong nhà cổ

Mặt tiền căn nhà được sơn phủ một màu vàng cổ điển, xen lẫn là các cánh cửa vòm với nhiều màu sắc khác nhau tạo nên một điểm nhấn tổng thể vô cùng bắt mắt cho ngôi nhà. Được bài trí theo lối đặc trưng của người dân Nam Bộ. Phần lớn nội thất trong căn nhà đều có nguồn gốc từ Pháp, đều được xem như một “kho cổ vật” được gia đình họ Dương gìn giữ qua nhiều đời như mặt bàn làm bằng đá cẩm thạch từ Trung Quốc, một ghế sofa kiểu Pháp từ thời vua Louis XV và bộ trà, ấm, bình khoảng 500 tuổi, chùm đèn bạch đăng thế kỷ 18 hay cặp đèn treo thế kỷ 19…

Nhà cổ Cần Thơ
Nhà cổ Cần Thơ

Nhưng một trong bốn cầu thang hình cánh cung trang trí hoa văn tao nhã, đậm chất phong cách Gothic nối kết với khoảng sân rộng của tòa nhà chính là địa điểm được nhiều bạn trẻ check-in khi đến với ngôi nhà cổ đẹp nức tiếng miền Tây này. Nên vì thế bạn đừng bỏ lỡ nghen!

Đèn treo bên trong nhà theo phong cách Âu

2. Nhà Công Tử Bạc Liêu

Bên ngoài không gian nhà Công Tử Bạc Liêu

Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu. Nhà công tử Bạc Liêu là một căn biệt thự được kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng vào năm 1919, khi đó “Công tử Bạc Liêu” chỉ mới 19 tuổi. Và không ai khác chính là ông Trần Trịnh Huy, sinh năm 1900 – người con trai thứ 3 của ông Trần Trịnh Trạch. Nổi tiếng bởi sự giàu có và phô trương của mình, khi là người đầu tiên sở hữu máy bay riêng của Việt Nam và sở hữu luôn nhiều căn nhà danh giá khắp 6 tỉnh miền Nam lục kì. Cho nên chẳng quá xa lạ khi nghe đến danh “công tử Bạc Liêu” trong “truyền thuyết” rồi nha!

Bộ đèn cổ nhà Công tử Bạc Liêu
Đèn treo bên trong nhà công tử Bạc Liêu
Máy akai cổ
Máy vẫn còn sử dụng bình thường

3. Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê

Bên ngoài khuôn viên nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lệ

Những bức phù điêu, tượng đắp nổi cho tới từng ô cửa sổ với khối kính nhiều màu toát lên vẻ uy nghiêm, bề thế. Nhìn từ bên ngoài, tòa nhà khá bắt mắt với lối kiến trúc của Paris cổ xưa.. Tuy nhiên bên trong lại mềm mại và uyển chuyển, mang dáng vẻ của một ngôi nhà ba gian đậm màu sắc truyền thống của miền Tây Nam Bộ.

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê
Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê

Kiến trúc từ mặt tiền, trần nhà, khung cửa sổ. Hay khi đặt chân bước vào bên trong, bạn hẳn sẽ phải bất ngờ trước một không gian cổ mở ra với các cánh cửa, cột nhà, bàn thờ,… đều sơn son thếp vàng. Những cây cột ở gian chính có những bức chạm trổ cực kỳ rất tinh tế, sắc sảo. Và cũng chính sự kết hợp hài hòa này, nên hầu hết ấn tượng đầu tiên của nhiều du khách khi đến tham quan ngôi nhà cổ này, đó là một ngôi biệt thự Pháp cực kỳ sang trọng với nhiều chi tiết đặc biệt cuốn hút và bắt mắt.Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – cũng là tên của người tình nữ văn sĩ người Pháp Margueritte Duras, hiện tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1895 và trải qua một đợt trùng tu lớn vào năm 1917. Dù đã trải qua nhiều thăng trầm khi có nhiều đơn vị quản lý, sử dụng, sửa chữa nhưng đến nay ngôi nhà cổ đẹp nức tiếng miền Tây này vẫn giữ được những nét riêng với sự kết hợp giữa kiến trúc Đông – Tây một cách độc đáo, thu hút cực nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. 

Ngôi nhà 100 năm tuổi ở Đồng Tháp nổi tiếng nhờ bộ phim 'Người tình'
Sàn nhà được giữ nguyên vẹn

Nếu may mắn, tới đây bạn sẽ còn được nghe kể lại về câu chuyện tình không biên giới nổi tiếng giữa chủ nhân của ngôi nhà và bà Marguerite Duras nữa đấy.

4. Nhà Cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc tại xã Đại Điền, huyện ven biển Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, nhà cổ Huỳnh Phủ được xem là ngôi nhà cổ đẹp nức tiếng miền Tây xưa nhất vẫn còn tồn tại trên mảnh đất xứ dừa cho đến ngày nay. Người sở hữu ngôi nhà cổ độc đáo đáo này chính là ông Huỳnh Ngọc Thu, 58 tuổi, cháu đời thứ 6 của ông Huỳnh Ngọc Khiêm cũng là người cho xây nên ngôi nhà.Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, trải qua nhiều thế kỷ, ngôi nhà 128 năm tuổi này vẫn còn giữ được vẻ đẹp kiến trúc và nghệ thuật chạm trổ độc đáo của người xưa.

Ngôi nhà được xây dựng trên diện tích hơn 500m vuông. Đến nhà cổ Huỳnh Phủ, du khách như lạc vào một “biệt phủ” xưa để ngắm nhìn những hoạt tiết, nghệ thuật điêu khắc gỗ tài hoa của ông cha ta thời trước. Bên trong ngôi nhà vẫn còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật quý và điển hình như bộ trường kỷ cẩm thạch được nhập từ Pháp, một số bộ phản, giường gỗ và lư đồng,… Ngoài ra, kế bên ngôi nhà cổ này còn có 1 ngôi nhà nhỏ dùng để ông cụ tiếp khách, uống trà, uống rượu và chỗ nghỉ ngơi cho khách ở xa.

5. Nhà cô trăm cột Trần Văn Hoa – Long An

Cái tên trăm cột hẳn sẽ gây nhiều tò mò cho những du khách đến thăm nơi đây?! Tọa lạc tại ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An – ngôi nhà đã được xếp loại di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997 và trở thành điểm du lịch trọng điểm của địa phương. Thực chất ngôi nhà Trần Văn Hoa này có đến 120 cây cột được xây dựng theo lối kiến trúc thời Nguyễn đậm phong cách Huế, bao gồm 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ được phân thành từng cặp nối liền với nhau theo chiều ngang nhà và đóng chặt bằng một thanh gỗ xuyên ngang

Với tổng diện tích trên 882m vuông, ngôi nhà do một nhóm thợ người miền Trung xây dựng vào những năm 1901 – 1903. Kiến trúc ngôi nhà đẹp nức tiếng miền Tây này cũng không ngoại lệ khi được thiết kế và điêu khắc tinh xảo gồm tổng cộng 3 gian, 2 chái và vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói âm dương. Xét về cách trang trí tổng thể, du khách có thể thấy được sự tỉ mỉ, khéo léo cũng như trình độ chuyên môn cao của những nghệ nhân thời xưa.

6. Nhà Đốc Phủ Hải – Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải hay nhà Đốc Phủ Hải tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có không gian cổ kính. Công trình được xây dựng vào năm 1860. Thuở mới xây, đây là nơi sinh sống của bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định). Sau khi vào chùa quy y, bà Sanh để lại nhà cho các con cháu. Cháu ngoại bà Sanh lấy Đốc phủ sử Nguyễn Văn Hải và sống trong ngôi nhà này.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang
Bao quanh ngôi nhà là những mảnh vườn có cây cối xum xuê, rợp bóng mát.
Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Hiện ở Việt Nam, những ngôi nhà có lối kiến trúc Á Đông kết hợp hài hòa với phong cách Roman còn lại rất hiếm. Đây cũng là địa chỉ được nhiều đôi uyên ương chọn để chụp album cưới hoặc được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim có nội dung thời Pháp thuộc.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Phù điêu đắp nổi ngay giữa tiền sảnh bước vào ngôi nhà.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Mái lợp ngói âm dương mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Lối đi xung quanh ngôi nhà thiết kế dạng cửa vòm theo kiểu Roman, mang nhiều ánh sáng cho ngôi nhà.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Trên đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn. Các tủ, bàn, ghế được chạm trổ theo kiểu Louis tinh xảo. Vật liệu đều làm từ gỗ quý hay cẩm thạch. Nhờ đó mà trải qua hơn trăm năm, ngôi nhà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp khiến không ít người trầm trồ khi có dịp ghé thăm.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Qua thăng trầm của thời gian, công trình được bảo quản gần như nguyên vẹn có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật. Trong nhà còn có các đồ dùng quý như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18. Nổi bật là giường Thất Bảo lát những tấm đá cẩm thạch màu sắc khác nhau, chân chạm nổi hoa lá, khảm xà cừ và hai bộ đi văng bằng đá cẩm thạch màu trắng vân đen.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Những dòng chữ ý nghĩa được chạm khắc trong nhà: Nhân Đức là thứ quý báu, tồn tại lâu bền ở trên đời (Nhân Đức vi thế thượng kỳ trân, vô cương du cửu).

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Chiếc đàn kìm, nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng là chi tiết trang trí được chạm trổ trong nhà.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải được xem là ngôi nhà cổ còn bảo quản hoàn chỉnh nhất. Nhiều người nước ngoài đến tham quan cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà. Một du khách đến từ Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên cô có dịp tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi nhà giá trị như vậy. “Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Các công trình kiến trúc ở đây kích thích sự tò mò của tôi rất nhiều”, nữ du khách nói.

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.